Xây dựng Lũy_Thầy

Gồm các Lũy:

Lũy Trường Dục

Được khởi xây từ núi Thần Đinh (chùa Non) men dọc theo bờ sông Long Đại, qua các làng Trường Dục, Xuân Dục, Cổ Hiền, chạy vòng xuống đến làng Bình Thôn, Quảng Xá rồi đến vùng động cát đầu phá Hạc Hải. Luỹ được đắp bằng đất sét chân luỹ rộng 6m, dài 10 km, cao 3m.

Luỹ được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ Hồi 囘 (nên còn được gọi là Lũy Hồi Văn), khung thành bao bọc với bên ngoài, trong là doanh trại, công sự chiến đấu, kho lương bố trí theo lối chữ dĩ 已 liên hoàn chặt chẽ với lũy ngoài.

Lũy Trường Dục nay thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Lũy Động Hải

Đến năm 1631, chúa Nguyễn tiếp tục cho xây luỹ Động Hải sau khi đắp xong lũy Trường Dục, cách lũy Trường Dục 20 km về phía Bắc. Luỹ cao tầm 6m, dài hơn 12 km, phía ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim, phía trong đóng cọc tre, đổ đất lên 5 tầng cấp, voi ngựa có thể đi được. Cứ cách 12 đến 20 mét lại xây một pháo đài đặt súng thần công, cách một trượng (4 mét) lại đặt một súng phóng đá.

Luỹ Động Hải (hay còn gọi là lũy Trấn Ninh) được chia làm 2 đoạn:

Luỹ Động Hải nay thuộc địa phận huyện Quảng Ninh; các xã Phú Hải, xã Đồng Phú, xã Hải Thành (thành phố Đồng Hới).

Lũy Trường Sa

Năm 1634, Chúa Nguyễn lại sai tướng Nguyễn Hữu Dật tổ chức đắp lũy Trường Sa (hay còn gọi là Lũy Đồng Hới), dài 7 cây số chạy dọc ven biển, từ Sa Động (xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh)) đến Huân Cát (Bảo Ninh ở hữu ngạn sông Nhật Lệ ngày nay).

Hệ thống này gồm bốn tòa lũy, trong đó hai lũy Nhật Lệ và Trường Dục được xây trong giai đoạn 1630-1631 dưới sự chỉ huy của Đào Duy Từ, còn hai lũy kia do học trò của ông là tướng Nguyễn Hữu Dật thực hiện (1634, 1661).